WEBSITE CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở MỤC TIÊU ĐIỂM CÓ BÀI SAU ĐÂY :
Liên quân tấn công Libi: Một tiền lệ nguy hiểm đối với thế giới hiện đại |
19:02 | 20/03/2011 |
USS Barry bắn tên lửa Tomahawk từ Địa Trung Hải vào Libya trong chiến dịch Bình minh Odyssey. Ảnh được chụp qua kính nhìn ban đêm. (Ảnh: Getty) |
(ĐCSVN) - Lực lượng liên quân Mỹ, Anh, Pháp đêm 19-3-2011 theo giờ địa phương (tức sáng sớm 20-3 theo giờ Việt Nam) đã mở Chiến dịch có tên gọi "Bình minh Odyssey" (Odyssey Dawn) tấn công Libi. Các máy bay chiến đấu của Pháp đã thả loạt bom đầu tiên, tiến hành một số vụ không kích ở khu vực miền đông. Theo tin từ Lầu Năm Góc, 112 tên lửa Tomahwak đã được bắn từ các tàu Anh và Mỹ nhằm vào hơn 20 mục tiêu trên bờ biển để dọn đường cho các hoạt động tuần tra trên không nhằm hạ gục không lực Libi.
Mỹ và phương Tây đã huy động lực lượng quân sự tối tân nhằm tiêu diệt chính quyền của ông Cadaphi gồm: Lực lượng Hoàng gia Anh cung cấp tàu ngầm HMS Westminster và HMS Cumberland với 130 người, có thể đem theo 30 vũ khí, gồm cả tên lửa Tomahawk và ngư lôi hạng nặng; máy bay chiến đấu Typhoon và Tornado; máy bay do thám… Mỹ có hai tàu khu trục USS Barry và USS Stout cũng đã được triển khai, mỗi chiếc có thể chở tới 96 tên lửa Tomahawk; hai tàu chiến, đổ bộ được cả trên cạn lẫn dưới nước là USS Ponce và USS Kearsarge, chở 1.600 lính thủy đánh bộ, hệ thống phòng thủ chống tên lửa và hạm đội trực thăng, hiện đã ở ngoài khơi Libi cùng với tàu chỉ huy USS Mount Whitney; một chiếc hàng không mẫu hạm USS Enterprise được trang bị hàng chục máy bay chiến đấu đang di chuyển tới khu vực. Pháp thực hiện sứ mệnh với ít nhất 12 máy bay chiến đấu gồm cả chiến đấu cơ Mirage và Rafale, triển khai tàu sân bay, tàu chiến.
Các nước Canada, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Na Uy cũng gửi tàu ngầm, tàu khu trục nhỏ, máy bay do thám, trong khi Italia đồng ý cho liên minh sử dụng các căn cứ không quân Sigonella ở Sicily và Aviano ở phía bắc nước này làm bệ phóng cho các cuộc tấn công vào quốc gia Bắc Phi.
Cuộc tấn công này của liên quân Mỹ, Anh, Pháp được khai hỏa ngay sau khi Hội nghị cấp cao khẩn cấp của 22 nhà lãnh đạo Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Liên đoàn Arập tại Pari (Pháp) ngày 19/3 đã quyết định bắt đầu các hành động quân sự chống lại chính quyền Libi. Theo tuyên bố được đưa ra sau khi kết thúc hội nghị, các cường quốc phương Tây sẽ thực hiện "tất cả những biện pháp cần thiết, kể cả biện pháp quân sự" để áp đặt vùng cấm bay theo Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại Libi.
Cũng như nhiều lần can thiệp quân sự vào các quốc gia độc lập có chủ quyền từ trước tới nay, giọng điệu của Mỹ và phương Tây trong cuộc tấn công Libi lần này vẫn là nhằm bảo vệ hòa bình, an ninh cho người dân, bảo vệ quyền con người ! Nhớ lại các cuộc tấn công Bosnia, Cosovo, Irak, Apganistan… những năm vừa qua, dư luận quốc tế rất nghi ngờ mục tiêu, động lực nêu trên. Dù cố tình che đậy, nhưng Mỹ và phương Tây vẫn không thể dấu nổi mục tiêu thật của Chiến dịch Bình minh là lật đổ chính quyền Libi hiện nay, tiêu diệt nhà lãnh đạo Cadaphi, dựng lên một chính quyền thân Mỹ, thân phương Tây, chốt giữ một vị trí trọng yếu trên bản đồ địa chính trị Trung Đông- Bắc Phi… và, qua đó, răn đe toàn thế giới.
Tại sao chính quyền Libi và nhà lãnh đạo Cadaphi lại trở thành điểm ngắm của tên lửa, tàu chiến, không quân, lục quân phương Tây? Câu chuyện có lịch sử hàng chục năm nay.
Năm 1951, Libi trở thành quốc gia châu Phi đầu tiên giành được độc lập từ các thế lực thực dân đế quốc Anh, Italia, Đức. Năm 1969, đại tá Cadaphi đã lãnh đạo các lực lượng tiến bộ lật đổ chế độ quân chủ, mở ra một trang sử mới cho đất nước. Năm 1970, theo nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, chính quyền Libi yêu cầu các đội quân Anh rút khỏi lãnh thổ nước mình và chính quyền Mỹ phải chuyển căn cứ không quân cho lực lượng Ai Cập, quốc gia đồng minh với Libi. Cũng trong năm 1970 và năm 1971, hàng loạt tập đoàn khai thác dầu khí và ngân hàng phương Tây, trong đó có British Petroleum, phải thực thi nhiều biện pháp cải cách do chính quyền Libi ban hành. Trên lĩnh vực nông nghiệp, toàn bộ tài sản của các ông chủ Italia bị quốc hữu hóa, các nhà tư bản và lãnh chúa Italia bị trục xuất khỏi đất nước. Nhà nước Libi tăng cường quản lý tài nguyên, khoáng sản, nền sản xuất và bộ máy kinh doanh. Nhờ vậy, ngành công nghiệp khai thác năng lượng đạt sản lượng cao chưa từng thấy. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng không thể phủ nhận được những đổi thay tích cực diễn ra trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện; giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ vượt bậc; quyền của phụ nữ được đảm bảo; tệ nạn cờ bạc và nghiện ngập bị nghiêm cấm; đất nước đạt chỉ số HDI cao nhất châu Phi… Về mặt đối ngoại, chính phủ Libi là thành viên có uy tín trong Phong trào Không liên kết, Nhóm 77…; duy trì định hướng độc lập, tự chủ, thẳng thắn phê phán Mỹ và phương Tây trên nhiều vấn đề quốc tế. Lãnh thổ Libi rộng lớn, trong đó 95% là sa mạc chứa đựng nguồn nhiên liệu và nước ngọt khổng lồ. Hiện nay, sản lượng khai thác dầu của Libi đạt 1,8 triệu thùng/ngày, cộng với một lượng khí đốt rất lớn, đang làm các ông trùm tư bản độc quyền châu Âu ngày càng khát khao, tham vọng.
Cuộc tấn công Libi được vội vàng triển khai khi các lực lượng chính phủ đang kiểm soát được tình hình và bất chấp tuyên bố của Ngoại trưởng Libi chấp nhận ngừng bắn. Hành động can thiệp quân sự và thái độ của liên quân Mỹ-phương Tây chống chính phủ Libi, ủng hộ lực lượng đối lập mang đầy tính chất thực dụng. Cùng trong hoàn cảnh có bạo loạn, nhưng chính quyền Bahrain, Yemen… thì lại được Mỹ và các thế lực châu Âu cùng lực lượng đồng minh vùng Vịnh đưa quân vào bảo vệ; thậm chí họ ngang nhiên hăm dọa dùng binh lực đối xử với quần chúng biểu tình phản đối chính quyền. Phải chăng, ở Bahrain và Yemen, cái mà liên quân Mỹ-phương Tây quyết chiến để bảo vệ là căn cứ đồn trú cho Hạm đội V và bàn đạp chiến lược cho những mưu toan toàn khu vực. Rõ ràng, nhân quyền, hòa bình, an ninh… chỉ là cái bánh vẽ mà các trùm tư bản đế quốc tung hô làm mê hoặc lòng người !
Từ phía chiến tuyến của chính quyền và nhân dân Libi, nhà lãnh đạo Cadaphi tuyên bố: "Các cuộc tấn công của liên quân là bất hợp pháp, rõ ràng là một cuộc xâm chiếm và gây ra những hậu quả khó tính được rủi ro đối với Địa Trung Hải và châu Âu...Các vị sẽ phải hối hận nếu tiếp tục can thiệp vào vấn đề của chúng tôi, của Libi. Đây là Libi, không phải quốc gia của các vị". Đồng thời, nguyên thủ quốc gia Libi cho biết sẽ trang bị vũ khí cho người dân để đối phó với các cuộc tấn công của phương Tây, bảo vệ đất nước.
Cuộc tấn công Libi sẽ gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho đời sống các quan hệ quốc tế, trật tự thế giới, kinh tế toàn cầu… Nó có thể trở thành một cuộc chiến kéo dài và hỗn loạn, làm phức tạp thêm những bất ổn hiện có ở Trung Đông- Bắc Phi và toàn bộ thế giới Ả rập. Đây là tiền lệ rất nguy hiểm cổ súy tư duy, chính sách sen đầm quốc tế thời hiện đại nhân danh hòa bình, an ninh, nhân quyền… ngang nhiên chà đạp độc lập, chủ quyền của các quốc gia dân tộc. Các vấn đề của Libi phải do người dân Libi giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc gia và các giá trị chung của cộng đồng quốc tế. Các cuộc viễn chinh quân sự của Mỹ và phương Tây vừa qua, trong đó có chiến tranh Irak, chiến tranh Apganistan gây ra cái chết cho hàng triệu dân thường, hàng nghìn binh lính Mỹ và phương Tây, vẫn còn nguyên giá trị cảnh tỉnh các đầu óc cực hữu, hiếu chiến./.
Viết Thảo
Các nước Canada, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Na Uy cũng gửi tàu ngầm, tàu khu trục nhỏ, máy bay do thám, trong khi Italia đồng ý cho liên minh sử dụng các căn cứ không quân Sigonella ở Sicily và Aviano ở phía bắc nước này làm bệ phóng cho các cuộc tấn công vào quốc gia Bắc Phi.
Cuộc tấn công này của liên quân Mỹ, Anh, Pháp được khai hỏa ngay sau khi Hội nghị cấp cao khẩn cấp của 22 nhà lãnh đạo Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Liên đoàn Arập tại Pari (Pháp) ngày 19/3 đã quyết định bắt đầu các hành động quân sự chống lại chính quyền Libi. Theo tuyên bố được đưa ra sau khi kết thúc hội nghị, các cường quốc phương Tây sẽ thực hiện "tất cả những biện pháp cần thiết, kể cả biện pháp quân sự" để áp đặt vùng cấm bay theo Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại Libi.
Cũng như nhiều lần can thiệp quân sự vào các quốc gia độc lập có chủ quyền từ trước tới nay, giọng điệu của Mỹ và phương Tây trong cuộc tấn công Libi lần này vẫn là nhằm bảo vệ hòa bình, an ninh cho người dân, bảo vệ quyền con người ! Nhớ lại các cuộc tấn công Bosnia, Cosovo, Irak, Apganistan… những năm vừa qua, dư luận quốc tế rất nghi ngờ mục tiêu, động lực nêu trên. Dù cố tình che đậy, nhưng Mỹ và phương Tây vẫn không thể dấu nổi mục tiêu thật của Chiến dịch Bình minh là lật đổ chính quyền Libi hiện nay, tiêu diệt nhà lãnh đạo Cadaphi, dựng lên một chính quyền thân Mỹ, thân phương Tây, chốt giữ một vị trí trọng yếu trên bản đồ địa chính trị Trung Đông- Bắc Phi… và, qua đó, răn đe toàn thế giới.
Tại sao chính quyền Libi và nhà lãnh đạo Cadaphi lại trở thành điểm ngắm của tên lửa, tàu chiến, không quân, lục quân phương Tây? Câu chuyện có lịch sử hàng chục năm nay.
Năm 1951, Libi trở thành quốc gia châu Phi đầu tiên giành được độc lập từ các thế lực thực dân đế quốc Anh, Italia, Đức. Năm 1969, đại tá Cadaphi đã lãnh đạo các lực lượng tiến bộ lật đổ chế độ quân chủ, mở ra một trang sử mới cho đất nước. Năm 1970, theo nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, chính quyền Libi yêu cầu các đội quân Anh rút khỏi lãnh thổ nước mình và chính quyền Mỹ phải chuyển căn cứ không quân cho lực lượng Ai Cập, quốc gia đồng minh với Libi. Cũng trong năm 1970 và năm 1971, hàng loạt tập đoàn khai thác dầu khí và ngân hàng phương Tây, trong đó có British Petroleum, phải thực thi nhiều biện pháp cải cách do chính quyền Libi ban hành. Trên lĩnh vực nông nghiệp, toàn bộ tài sản của các ông chủ Italia bị quốc hữu hóa, các nhà tư bản và lãnh chúa Italia bị trục xuất khỏi đất nước. Nhà nước Libi tăng cường quản lý tài nguyên, khoáng sản, nền sản xuất và bộ máy kinh doanh. Nhờ vậy, ngành công nghiệp khai thác năng lượng đạt sản lượng cao chưa từng thấy. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng không thể phủ nhận được những đổi thay tích cực diễn ra trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện; giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ vượt bậc; quyền của phụ nữ được đảm bảo; tệ nạn cờ bạc và nghiện ngập bị nghiêm cấm; đất nước đạt chỉ số HDI cao nhất châu Phi… Về mặt đối ngoại, chính phủ Libi là thành viên có uy tín trong Phong trào Không liên kết, Nhóm 77…; duy trì định hướng độc lập, tự chủ, thẳng thắn phê phán Mỹ và phương Tây trên nhiều vấn đề quốc tế. Lãnh thổ Libi rộng lớn, trong đó 95% là sa mạc chứa đựng nguồn nhiên liệu và nước ngọt khổng lồ. Hiện nay, sản lượng khai thác dầu của Libi đạt 1,8 triệu thùng/ngày, cộng với một lượng khí đốt rất lớn, đang làm các ông trùm tư bản độc quyền châu Âu ngày càng khát khao, tham vọng.
Cuộc tấn công Libi được vội vàng triển khai khi các lực lượng chính phủ đang kiểm soát được tình hình và bất chấp tuyên bố của Ngoại trưởng Libi chấp nhận ngừng bắn. Hành động can thiệp quân sự và thái độ của liên quân Mỹ-phương Tây chống chính phủ Libi, ủng hộ lực lượng đối lập mang đầy tính chất thực dụng. Cùng trong hoàn cảnh có bạo loạn, nhưng chính quyền Bahrain, Yemen… thì lại được Mỹ và các thế lực châu Âu cùng lực lượng đồng minh vùng Vịnh đưa quân vào bảo vệ; thậm chí họ ngang nhiên hăm dọa dùng binh lực đối xử với quần chúng biểu tình phản đối chính quyền. Phải chăng, ở Bahrain và Yemen, cái mà liên quân Mỹ-phương Tây quyết chiến để bảo vệ là căn cứ đồn trú cho Hạm đội V và bàn đạp chiến lược cho những mưu toan toàn khu vực. Rõ ràng, nhân quyền, hòa bình, an ninh… chỉ là cái bánh vẽ mà các trùm tư bản đế quốc tung hô làm mê hoặc lòng người !
Từ phía chiến tuyến của chính quyền và nhân dân Libi, nhà lãnh đạo Cadaphi tuyên bố: "Các cuộc tấn công của liên quân là bất hợp pháp, rõ ràng là một cuộc xâm chiếm và gây ra những hậu quả khó tính được rủi ro đối với Địa Trung Hải và châu Âu...Các vị sẽ phải hối hận nếu tiếp tục can thiệp vào vấn đề của chúng tôi, của Libi. Đây là Libi, không phải quốc gia của các vị". Đồng thời, nguyên thủ quốc gia Libi cho biết sẽ trang bị vũ khí cho người dân để đối phó với các cuộc tấn công của phương Tây, bảo vệ đất nước.
Cuộc tấn công Libi sẽ gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho đời sống các quan hệ quốc tế, trật tự thế giới, kinh tế toàn cầu… Nó có thể trở thành một cuộc chiến kéo dài và hỗn loạn, làm phức tạp thêm những bất ổn hiện có ở Trung Đông- Bắc Phi và toàn bộ thế giới Ả rập. Đây là tiền lệ rất nguy hiểm cổ súy tư duy, chính sách sen đầm quốc tế thời hiện đại nhân danh hòa bình, an ninh, nhân quyền… ngang nhiên chà đạp độc lập, chủ quyền của các quốc gia dân tộc. Các vấn đề của Libi phải do người dân Libi giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc gia và các giá trị chung của cộng đồng quốc tế. Các cuộc viễn chinh quân sự của Mỹ và phương Tây vừa qua, trong đó có chiến tranh Irak, chiến tranh Apganistan gây ra cái chết cho hàng triệu dân thường, hàng nghìn binh lính Mỹ và phương Tây, vẫn còn nguyên giá trị cảnh tỉnh các đầu óc cực hữu, hiếu chiến./.
Viết Thảo
No comments:
Post a Comment